Tôm thẻ chân trắng và những sai sót khi nuôi trồng cần nắm rõ


Việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay được kỳ vọng sẽ mang đến năng suất cùng giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nuôi trồng. Thế nhưng thực tế lại không phải như thế, việc thiếu các kiến thức nuôi trồng dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến năng suất tôm giống. Sau đây chúng tôi sẻ tổng hợp một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng thường gặp nhé.

Sai lầm khi nuôi tôm thẻ chân trắng thường gặp.

Bạn có thể xem ngay qua một số vấn đề thường gặp điển hình trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, và khi nắm được rõ những sai sót ta sẽ có thể phòng tránh một cách dễ dàng. Hãy xem thử những sai lầm khi nuôi tôm thẻ chân trắng thường gặp là gì nhé!

  • Thứ 1: Không chú ý đến đặc tính của tôm

Một trong những lý do việc tôm thẻ chân trắng được lựa chọn để nuôi trồng là do chúng có ưu điểm là tỷ lệ sống cao, không có dịch bệnh, thời gian nuôi ngắn ngày và có thể áp dụng nuôi mật độ cao. Chính vì thế mà tôm thẻ chân trắng rất được ưa chuộng lựa chọn.

 

Nhưng nhiều người lại không chú ý đến môi trường nuôi tôm, áp dụng cả những điều kiện có sẵn như ao nuôi, kinh nghiệm, kỹ thuật,… để nuôi tôm thẻ trắng. Nhiều nơi còn nuôi tôm với mật độ cao hơn nhiều so với quy định, điều này tưởng chừng có lợi những lại gây bệnh cho tôm, khiến môi trường sinh sống thu hẹp làm tôm khó lớn

  • Thứ 2: Sai làm về mật độ

Như chúng tôi đã nói, nhiều nơi nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ quá cao, mặc dù loại tôm này khi nuôi có thể nhiều hơn tôm sú, tôm hùm nhưng cũng nên đặt ra một giới hạn nhất định. Ta nên đảm bảo mật độ phù hợp trong từng ao nuôi để giúp tôm phát triển tốt hơn.

Mật độ hợp lý là dưới 100 con/m2, điều kiện này giúp tôm có đủ không gian và Oxy để sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, vừa giúp ta giảm chi phí nuôi trồng tôm nữa đấy. Nên nhớ lựa chọn các loại tôm giống tốt, chất lượng và không có mầm bệnh để tăng năng suất khi nuôi trồng nhé.

 

  • Thứ 3: Nuôi tôm không đúng kỹ thuật

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng quyết định đến 70% năng suất thành công đấy, ta nên tìm hiểu các kỹ thuật nuôi tôm hiện đại, chính xác nhằm giúp ngăn chặn dịch bệnh, đảm bảo tôm mau lớn, tránh ảnh hưởng từ môi trường. Mọi người nhớ xử lý nước trong ao đầu tiên, cần chuẩn bị ao nuôi đúng cách, đúng kỹ thuật. Môi trường ao nuôi cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như giải độc, độ mặn, cân bằng pH, Oxy,… đừng quá lạm dụng các loại kháng sinh, chế phẩm sinh học,… khi xử lý nhé.

  • Thứ 4: Không bổ sung đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng chắc chắn là yếu tố không thể bỏ qua khi nuôi tôm thẻ chân trắng, với các loại ao nuôi công nghiệp thường sẽ khá chật, do đó việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn rất quan trọng, ta cần chú ý đến cả hệ số FCR (Hệ số chuyển đổi thức ăn). Ta nên cung cấp thêm một số loại men tiêu hoá trong thức ăn cho tôm để nâng cao khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn, giúp tôm khoẻ và ăn nhiều hơn nhé. Cần tìm hiểu kỹ xem tôm cần những loại thức ăn nào là phù hợp nhất nhé.

 

  • Thứ 5: Xử lý ao nuôi không đúng cách

Việc xử lý ao nuôi không đúng cách cũng là một trong những sai lầm thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc biệt nhiều gia đình hiện nay thường sử dụng vôi bột để cải tạo ao, diệt khuẩn. Tuy nhiên lại quá lạm dùng và kiến cho ao bị nhiễm nhiều Ca++, làm cho sinh lý và hoá lý trong ao giảm, hạn chế vi sinh vật có lợi, khiến Oxy hoà tan kém, từ đó làm tôm kém phát triển khi nuôi trồng. Đây là vấn đề ta nên tránh, chỉ nên sử dụng vôi bột đủ liều lượng, đừng lạm dụng quá nhiều đấy.

 

Không thể bỏ qua: Tìm hiểu qua kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn từ các chuyên gia 2021

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc biệt với những bà con chưa có kinh nghiệm thì việc mắc phải những sai lầm là việc bình thường. Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, hy vọng có thể giúp bà con biết cách phòng tránh hữu hiệu cho mình.

0931 77 99 86