Tìm hiểu qua kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn từ các chuyên gia 2021

Bạn mong muốn tìm hiểu các kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn đúng cách cho mình? Áp dụng các kỹ thuật nuôi tôm đúng cách sẽ giúp tôm sinh trưởng cực kỳ nhanh chóng, mang đến hiệu quả lẫn năng suất cực cao. Nếu đang tìm hiểu các kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn cho mình thì đừng bỏ qua những điều mà chúng tôi tổng hợp ngay sau đây.

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn hiệu quả.

Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn vô cùng hiệu quả và đã được áp dụng tại nhiều nơi, mang đến các kết quá rất khả quan khi nuôi tôm.

Lưu ý: Tìm hiểu độ mặn

Trước khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm sú, hãy xác định độ mặn khi nuôi cho từng loại tôm của mình, nên nhớ mỗi loại tôm thì thường có yêu cầu, độ mặn khác nhau tuỳ vào từng thời điểm. Tôm sú sẽ có độ mặn phù hợp thông thường từ 3-45ppt, tốt hơn nữa sẽ là 15-20ppt, không quá 35 ppt. Nếu vượt quá sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm đấy nhé.

kỹ thuật nuôi tôm sú

Học hỏi kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn chính xác.

  • Thứ 1: Tìm nguồn tôm giống sạch và thả tôm đúng thời gian

Trước hế ta nên tìm đến các nhà cung cấp tôm giống uy tín, đảm bảo tôm khoẻ mạnh, có nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận hẳn hoi từ cơ quan nhà nước. Điển hình bạn có thể tham khảo qua Công ty CP Đầu tư Thuỷ sản Tokyo, chuyên sản xuất tôm giống theo công nghệ Nhật Bản, có giấy chứng nhận chất lượng từ bộ NN và PT Nông Thôn.

Tìm các nguồn tôm giống chất lượng, đảm bảo tôm không bị bệnh để có năng suất tốt nhất nhé. Tiếp đến nên thả tôm vào lúc trời mát, có thể là sáng sớm hoặc chiều tối, không nên thả khi mưa lớn, tôm nên được thả trong túi Nilon từ 1 giờ rồi mới thả sang ao nuôi.

kỹ thuật nuôi tôm sú

  • Thứ 2: Môi trường nuôi tôm

Kỹ thuật nuôi tôm sú hiệu qua là ta phải biết điều chính nước mặn, nên từ 12-20ppt nhé, nếu độ mặn thấp hơn 5ppt thì nên cho thêm Vitamin, khoáng chất, men vi sinh bổ sung và thức ăn của tôm. Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để đảm bảo ổn định nguồn nước, giảm nồng độ khí NH3/NO2 trong ao và làm sạch tảo chết và cả đáy ao nuôi.

  • Thứ 3: Thức ăn cho tôm sú

Một kỹ thuật nuôi tôm sú không thể bỏ qua chính là về thức ăn, tôm chỉ cần thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu còn ở phần sau nên sử dụng thức ăn công nghiệp nhé. Ta có thể tham khảo qua các loại thức ăn cho tôm sau đây:

Thứ ăn tự nhiên: Quan trọng khi tôm nhỏ, gồm các loại thực vật, phù du, động vật phù du, tảo, mùn bã hữu cơ,… kích thước nhỏ, đủ dưỡng chất giúp tôm sú phát triển. Phù hợp để ổn định cả môi trường ao nuôi, cân bằng sinh thái, giảm các loại tảo phát triển.

kỹ thuật nuôi tôm sú

Thức ăn tự chế: Ta có thể sử dụng thức ăn tự chế từ các loại ốc, cá tạp,… loại này có độ dính kém, chất dinh dưỡng không cao, dễ gây ô nhiễm môi trường nên cần cẩn thận.

Thứ ăn công nghiệp: Thức ăn công nghiệp đảm bảo đủ Protein, khoáng chất, vi lượng phù hợp cho tôm, ta có thể chú ý tuỳ vào lượng thức ăn tự nhiên và màu nước mà có thể tuỳ chỉnh lượng thức ăn này nhé. Nên chọn thức ăn công nghiệp giàu dinh dưỡng, màu thu hút để kích thích cho tôm. Ta có thể cho ăn từ 5-6 lần /ngày, tiếp theo là từ 4 bữa/ngày. Ta có thể tham khảo qua một số loại men tiêu hoá để tiện trộn với thức ăn cho tôm nhé.

  • Thứ 4: Phòng bệnh tôm sú

Một vấn đề không thể bỏ qua là phòng bệnh cho tôm sú, ta sẽ thường gặp phải các loại bệnh như: đốm trắng, hoại tử gan tuy cấp tính, đầu vàng, phân trắng,… Kỹ thuật nuôi tôm sú là phải đảm bảo phòng bệnh cho tôm thật hiệu quả, ta có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học, men vi sinh,… để phòng bệnh cho tôm sẽ là cách hiệu quả nhất đấy.

Thông tin liên quan: Tôm sú là gì? Tìm hiểu đặc điểm nhận dạng và phân biệt tôm sú

Trên đây là một số các kỹ thuật nuôi tôm sú hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con mới bắt đầu nuôi tôm. Hy vọng đã giúp bà con có thêm nhiều thông tin bổ ích cho quá trình nuôi tôm của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến các bài viết bổ ích khác, nhớ đón đọc nhé.

0931 77 99 86