THỜI CƠ CHO TÔM CHÂU Á

Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường rất lớn cho ngành tôm Việt Nam, nếu nắm bắt được thời cơ thì tôm Châu Á sẽ cực kỳ phát triển.

Tuy nhiên, cửa vào thị trường tôm Trung Quốc đang dần hẹp lại bởi hàng loạt các quy định nghiêm ngặt. Trong khi thị trường Mỹ ngày càng cạnh tranh gay gắt trước các đối thủ mới, do đó, Tôm châu Á cần tích cực nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Theo ông Lee Ho, Giám đốc công ty Thủy sản Zhanjiang Gangyang Aquatic thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc , khối lượng tôm thẻ nhập khẩu chạm đỉnh 90.000 tấn vào tháng 12/2019. Nhưng rất nhanh sau đó đã lao dốc xuống 64000 tấn vào tháng 1/2020 và rớt xuống 30.000 tấn vào dịp Tết nguyên đán.

Nhà hàng đóng cửa, giá tôm nhập khẩu từ Ecuador tại thị trường Trung Quốc đã giảm 1,5 USD/kg. Tuy nhiên khi đại dịch được kiểm soát, thị trường đã xuất hiện nhiều người mua hơn, nhưng giá tôm nhập khẩu tại Trung Quốc vẫn thấp. Theo số liệu của Hải Quan Trung Quốc, tôm thẻ chân trắng nhập khẩu đạt 650.000 tấn trong năm 2019, 528.251 tấn vào năm ngoái và khoản 520.000 tấn vào năm 2021. Trong tháng 6/2021 tôm nhập khẩu từ Ecuador chiếu tỷ lệ 62%, tiếp đến là Ấn Độ 17%.

Ông Lee Ho cho biết, tôm Ecuador thịnh hành tại thị trường Trung Quốc nhờ vào chất lượng và hương vị. Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc chuộng tôm và không phân biệt giữa tôm nội đại và tôm nhập khẩu khi có thông tin tôm nhập khẩu chứa virus corona,  đặc biệt rất yêu thích tôm cỡ lớn phục vụ kênh dịch vụ ẩm thực. Chừng nào tôm vẫn nằm trong mức giá hợp lý và tôm tươi ngon, thì người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sẵn sàng mua loại thực phẩm này. Thực tế tôm nội địa rẻ hơn tôm nhập khẩu nhưng cỡ lại nhỏ hơn.

Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh thủy, hải sản tại Trung Quốc, bí quyết để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tôm Trung Quốc đó là sản phẩm phải đảm bảo tính bền vững, không sử dụng kháng sinh và nâng cao chất lượng. Trung Quốc nhập khẩu tôm từ rất nhiều quốc gia châu Á, nhưng giá tôm châu Á luôn cao hơn của Ecuador và Ấn Độ. Do đó, để vào được thị trường Trung Quốc, các hãng tôm châu Á nên tìm ra lý do thỏa đáng cho mức giá cao hơn như vậy. Người tiêu dùng Trung Quốc không chỉ cần tôm tươi, mà giá còn phải rẻ. Thị trường khổng lồ này tiêu thụ một lượng lớn tôm nguyên liệu HLSO để sản xuất tôm thịt rút gân (PD) từ khi nhiều nhà máy Ấn Độ bị cấm cửa tại Trung Quốc.

Theo ông Angel Rubio, chuyên gia phân tích tại Urner Barry, nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn đang tiếp tục tăng. Dựa trên số liệu về khối lượng nhập khẩu tôm từ tháng 1 – 7, con số ước tính cho năm 2021 là 1.062.000 tấn, tăng 28% so năm 2020. Trong nửa đầu năm 2021, khối lượng nhập khẩu tôm đã tăng 30,4% so cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu tôm thịt lột vỏ đã tăng 41%, tôm nguyên vỏ tăng 18% và tôm thịt chín tăng 45%. Kết quả này đều nhờ vào tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành bán lẻ với tố độ tăng trưởng 2 con số hàng năm và sự phục hồi của kênh dịch vụ ẩm thực. Tôm thịt chín thường phục vụ kênh bán lẻ trong khi tôm lột vỏ được kết hợp cả bán lẻ và nhà hàng từ tháng 3/2021.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự thay đổi lớn trên thị trường tôm Mỹ, đó là nhiều sản phẩm tôm của Ecuador đáng nhẽ ra được xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại được đưa đến Mỹ và châu Âu. Câu hỏi đặt ra, liệu khối lượng tôm Ecuador tới thị trường Mỹ sẽ ổn định, hay chỉ là sự tăng lên đột biến và tạm thời trong lúc chờ đợi sức mua từ thị trường Trung Quốc phục hồi trở lại? Điều gì sẽ xảy ra khi biến chủng Delta bùng phát, hàng loạt cảng biển Trung Quốc đóng cửa cùng những hạn chế khắt khe hơn về hoạt động của kênh dịch vụ ẩm thực và liệu tôm Ecuador sẽ bám trụ thị trường Mỹ lâu dài?

Hiện, Ấn Độ vẫn là nhà cung cấp tôm chính cho thị trường Mỹ với khối lượng 570.800 tấn trong năm qua; nửa đầu năm 2021, nhập khẩu tôm từ Ấn Độ đã tăng 28%. Theo Rubio, sự phục hồi của tôm Ấn Độ tại thị trường Mỹ nhờ tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng cho kênh bán lẻ và tôm nguyên liệu PD cho kênh dịch vụ ẩm thực. Nhập khẩu tôm lột vỏ từ Ấn Độ đã tăng gần 38% nhưng lượng tôm nguyên vỏ lại giảm 10%.

Tổng khối lượng nhập khẩu tôm Ecuador của Mỹ đã tăng 86%, trong đó lượng nhập khẩu tôm nguyên vỏ lại tăng cao hơn năm 2019. Nhập khẩu tôm nguyên vỏ từ Ecuador tăng hơn 70%, tuy nhiên tôm lột vỏ xuất khẩu sang Mỹ có giá cạnh tranh hơn nhưng khối lượng chỉ bằng 1/3 của Ấn Độ. Tại thị trường Mỹ, nếu so sánh với châu Á thì tôm Ecuador thuận tiện hơn về logistics. Quan trọng hơn, người mua hàng Mỹ nhận thức dược tôm Ecuador là mặt hàng hảo hạng về chất lượng.

Ông Angel Rubio ước tính,lượng tiêu thụ tôm tại kênh bán lẻ trong năm 2021 đạt khoảng 539 triệu pound, nghĩa là thị phần tăng từ 25-30% lên 32-39% so cùng kỳ năm ngoái. Ông Rubio cũng thảo luận về xu hướng “cao cấp hóa” trong ngành hàng sản phẩm tôm. Mặc dù lợi nhuận của các kênh bán lẻ tăng cao cùng giá tới người tiêu dùng cũng đắt hơn, người tiêu dùng vẫn chịu được mức chi phí này và kênh bán lẻ sẽ tiếp tục xúc tiến cũng như quảng bá sản phẩm tôm. Sau mùa hè, doanh số kênh dịch vụ ẩm thực sẽ phục hồi về mức trước đại dịch.

 

Theo tạp chí Thủy Sản Việt Nam.

Bài: Dũng Nguyên- Đồ Họa : Phạm Dương

0931 77 99 86