5 Lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng chắc chắn phải biết

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng đang ngày càng phát triển tại nhiều khu vực ở Việt Nam, thế nhưng việc nuôi tôm lại không hề đơn giản chút nào nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu. Vậy làm sao để có thể nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao, hạn chế được những dịch bệnh. Đừng bỏ qua một số kinh nghiệm bổ ích mà chúng tôi sắp chia sẻ ngay sau đây nhé.

Kinh nghiệm không thể bỏ qua khi nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nếu bạn chưa biết thì tôm thẻ chăn trắng có tên khoa học là tôm Litopenaeus vannamei, là một loài tôm có vỏ mỏng, màu trắng đục, nhiều nơi còn gọi đây là tôm bạc. Tôm thẻ chân trắng phù hợp sống ở nơi đáy có bùn, với độ sâu từ 72m, tôm thẻ chân trắng còn có thể sống tại khu vực có độ mặn từ 5-50‰, với độ pH từ 7,7-8,3 và có nhiệt độ từ 25-32 độ C.

Một trong những lý do mà việc nuôi tôm thẻ chân trắng được nhiều người lựa chọn là do chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhất là khi trưởng thành. Mặc dù trọng lượng không bằng một số loại tôm nhưng giá trị kinh tế thì khá cao đấy. Cùng tham khảo qua một số kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nào.

nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Thứ nhất: Lưu ý chọn giống tôm thẻ chân trắng

Trước khi nuôi tôm thẻ chân trắngta cần phải lựa chọn các loại tôm giống thật khoẻ mạnh, không mang bệnh tật từ các công ty tôm giống uy tín. Phải lựa chọn thật kỹ lưỡng từ khâu chọn giống vì nó ảnh hưởng lớn đế quá trình phát triển, thu hoạch sau này. Bạn có thể tham khảo qua công ty CP Đầu tư Thuỷ sản Tokyo , tại đây chuyên sản xuất các loại tôm giống theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản, con giống được nhập khẩu trực tiếp và có giấy chứng nhận chất lượng từ Bộ Nông nghiệp và PT nông thôn.

nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Thứ hai: Chú ý môi trường ao nuôi tôm

Ta có thể áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hoặc bán thâm canh, có thể chọn ao nuôi tôm là vùng trung hoặc cao triều sẽ là tốt nhất. Chú ý độ sâu của nước là 1,2 – 1,5m và diện tích từ 0,3 – 1 ha, môi trường trong ao cũng cần chú ý một số yếu tố khác, lưu ý ao nuôi tôm phải là ao lắng đấy nhé.

  • Thứ ba: Về mặt độ nuôi tôm

Mật độ khi nuôi tôm thẻ chân trắng tốt nhất sẽ là thường từ 50 – 80 con/m2, ta cũng không nên nuôi tôm thẻ ở mật độ quá cao. Nếu nuôi tôm có mật độ cao thì sẽ làm cho điều kiện sống của tôm bị thu hẹp, chật hơn và làm tôm càng khó có thể phát triển nhanh chóng đấy.

nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Thứ tư: Chăm sóc kỹ lượng tôm

Quan trọng nhất vẫn là quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, ta nên tìm hiểu kỹ về các đặc tính kỹ thuật khi nuôi tôm nhé, với tôm thẻ chân trắng thì chúng phát triển mạnh trong 80 ngày đầu tiên, sau đó chững lại. Thức ăn phải đảm bảo là có 32% độ đạm khi nuôi tầng thấp và 35% với nuôi tầng cao.

Tôm thẻ chân trắng đặc biệt cần nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu, nếu không đủ dinh dưỡng thì có thể làm tôm bị đục thân, cong thân hay là chết. Một số đặc tính khác làm cho tôm hay bị chết đáy chứ không có nổi khi bị sốc nhé, ta cần quan sát cẩn thận để phát hiện và có biện pháp phù hợp nhé.

nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Thứ năm: Thu hoạch tôm nuôi

Không chỉ trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng mới cần chú ý, khi thu hoạch tôm cũng là một trong những bước rất quan trọng, nếu không biết cách thu hoạch còn có thể gây tôm chết, hay mềm vỏ và đục thân. Do tôm thẻ chân trắng thường rất nhạy cảm nếu môi trường độ ngột thay đổi, thế nên ta cần thu hoạch vào buổi sáng nhé, dùng lưới bắt tôm là tốt nhất. Nếu có thu hoạch vào đêm thì nên dùng bóng đèn lớn để chiếu vào miệng cống, do tôm thẻ chân trắng rất thích ánh sáng, tiếp theo xả nước thì tôm sẽ ra hết ngay.

Thông tin liên quan: Tôm thẻ chân trắng và những sai sót khi nuôi trồng cần nắm rõ

Nuôi tôm thẻ chân trắng không hề dễ dàng một chút nào phải không! Nếu bạn đang bắt đầu nuôi tôm thì nhớ đọc lại kỹ những kinh nghiệm mà chúng tô đã chia sẻ trên đây nhé. Chúc bạn sẽ nhanh chóng có một mùa bội thu cho mình khi nuôi tôm.

0931 77 99 86